bản đồ

CHUYÊN BAO BÌ GIÁ RẺ, IN, GIA CÔNG KÍCH THƯỚC THEO YÊU CẦU

facebookzalowhatsappyoutube
baobithanhnam
HOTLINE ĐẶT HÀNG
098.4388586 hoặc 097.4707956

CƠ HỘI MỚI, THỬ THÁCH MỚI CHO NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế nước ta

Việt Nam nằm ở bờ Tây của biển Đông, vùng biển lớn và nhộn nhịp bậc nhất trên thế giới với bờ biển 3620 km trải dài dọc đất nước. Được thiên nhiên ưu đãi với vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền.

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng của ngành tại Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. 

chebienthuysan

chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng chiếm 3,4% GDP toàn quốc và chiếm 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp, chỉ đạt 80% so với mục tiêu chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (mục tiêu đến năm 2020 thủy sản chiếm 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - thủy sản nghiệp). Theo giá so sánh năm 2019 đạt 111.846 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2015-2019 chỉ đạt 5,3%/năm, với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không thể đạt mục tiêu thủy sản chiếm 30 - 35% GDP trong khối nông, lâm, thủy sản nghiệp. Bước sang năm 2020 mục tiêu của ngành là đạt khoảng 10 tỷ đô la. 

Những thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam trong giai đoạn mới

Vượt qua bao khó khăn năm 2019 với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vừa mới hạ nhiệt thì sang năm 2020 toàn thế giới lại bị một cú sốc lớn là dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến cho giao thương bị tê liệt, rất nhiều quốc gia trên thế giới phải phong tỏa, cách ly nền kinh tế khiến cho kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, nhu cầu của thị trường bị suy giảm mạnh mẽ. 

ngudankhaithacthuysan

ngư dân khai thác thủy sản tại vùng biển của Việt Nam

Xét về thị trường, xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất, tới 40%; Trung Quốc 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm ít hơn các thị trường khác nhờ sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại phân khúc bán lẻ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ nói chung giảm nhưng nhu cầu các sản phẩm tươi sống, đóng hộp vẫn tăng. 

Trước đó ngày 23/10/2017, ủy ban châu Âu (EC) thông báo áp dụng biện pháp cảnh cáo bằng thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam do ngành khai thác hải sản của Việt Nam vi phạm các nguyên tắc IUU về khai thác hợp pháp, bền vững, có khai báo.

Thẻ vàng của EC mặc dù chỉ áp dụng đối với hải sản khai thác từ biển chứ không phải với thủy sản nuôi trồng nhưng nhìn chung đã để lại những tác động không nhỏ đối với ngành thủy sản Việt Nam. Việc EC phạt thẻ vàng với các lô hàng hải sản của Việt Nam đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt cá; sản lượng xuất khẩu sang thị trường này có dấu hiệu chững lại, bởi đây là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Những cơ hội mới, thử thách mới đang chờ ngành thủy sản Việt Nam ở phía trước.

Nhận thức được những khó khăn chúng ta đã có những bước đi vững chắc từng bước tháo gỡ những nút thắt khó khăn tự tạo cho mình thời cơ mới. Đầu tiên, nhận thức rõ những ảnh hưởng nghiêm trọng của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU và uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, Việt Nam đã huy động cả hệ thống chính trị, 28 tỉnh, thành phố ven biển, doanh nghiệp cùng đồng bộ triển khai các giải pháp nhằm thực hiện các khuyến nghị của EC trong nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng.

Về tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được khống chế với hơn 30 ngày không xuất hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nền kinh tế đã được mở cửa trở lại. Với gói hỗ trợ 62000 tỷ đồng của chính phủ kinh tế đang trên đà hồi phục. Chúng ta cần phải chú trọng hơn vào chinh phục thị trường nội địa bên cạnh xuất khẩu. Để làm tốt vấn đề đó ngành thủy sản cần tập trung vào làm tốt 4 việc sau.

Thứ nhất, củng cố lại chuỗi sản xuất, tạo ra các sản phẩm nuôi có chất lượng tốt nhất thông qua hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đầu vào cho hoạt động nuôi trồng để giảm giá thành sản xuất. Thứ hai, tập trung cho công tác cân đối cung - cầu; tiếp cận biện pháp áp dụng quản lý hợp lý, tìm hiểu và đánh giá kỹ thị trường để đảm bảo mức cung - cầu hợp lý, tránh việc giảm giá đột ngột. 

Tiếp đến là chương trình xúc tiến thương mại hợp lý cho từng thị trường. Chẳng hạn đối với thị trường xuất khẩu các nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành sẽ tập trung 2 thị trường quan trọng là Mexico và Canada vì có sự tăng trưởng tốt năm 2019. Hay đối với thị trường Hàn Quốc tập trung khai thác tốt ưu đãi thuế quan của Hiệp định song phương Việt Nam - Hàn Quốc cũng như hiệp định CPTPP đã thực thi hồi đầu năm 2019. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục đàm phán mở rộng một số thị trường mới như: Trung Đông, ASEAN để gia tăng cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp. Cuối cùng, một biện pháp không thể thiếu là tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU tại EU để lấy lại uy tín sản phẩm hải sản Việt Nam.

thuysanvietnam

Thủy sản Việt Nam vững bước vượt qua khó khăn

Dẫu biết rằng phía trước là muôn vàn khó khăn nhưng với những bước đi của mình ngành thủy sản Việt Nam sẽ tạo ra cho mình những cơ hội mới và vượt qua những thử thách mới góp phần quan trọng trong việc phát triển của ngành, đóng góp với nền kinh tế, góp phần cùng ngư dân giữ gìn, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.

In bài viết
CHUỖI CỬA HÀNG BAO BÌ THÀNH NAM

CƠ SỞ 1 :

Địa chỉ : số nhà 56, ngách 16/33 Đỗ Xuân Hợp, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Phone : 097.4707956

CƠ SỞ 2

Địa chỉ: Ngõ 280, Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Phone : 092.7388586

CƠ SỞ 3

Địa chỉ: số 67 đường Đỗ Mạnh Đạo, phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định

Phone : 098.4388586

BẢN ĐỒ

Fanpage Facebook

Copyright 2019 © Bao bì Thành Nam